Nhận định, soi kèo Herediano vs Guanacasteca, 09h00 ngày 16/1: Chủ thắng trận, khách thắng kèo

Ngoại Hạng Anh 2025-01-19 19:36:35 6
ậnđịnhsoikèoHeredianovsGuanacastecahngàyChủthắngtrậnkháchthắngkèlich thi đau bong đa   Linh Lê - 15/01/2025 10:33  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://account.tour-time.com/news/%C2%A0%C2%A0%20Pha%20l%C3%AA%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2026/04/2023%2004:35%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Elche vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 16/1: Atletico nhọc nhằn đi tiếp

“Miếng mồi” chiết khấu 

Đất nền là phân khúc luôn nhận được sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản, đây không chỉ là kênh trú ẩn an toàn cho những người có tiền nhàn rỗi mà còn có khả năng sinh lời cao. 

Quan niệm giá trị đất đai luôn tăng theo thời gian là yếu tố khiến không ít nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền mua đất nền. Trong giao dịch đất nền, có những chiêu trò tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “tiền mất tật mang”. 

Được nghe nhiều chiêu trò khi mua bán đất nền nhưng mới đây bà N.T.N (ngụ TP.Vũng Tàu) mới được trải nghiệm. Cuối tháng 3/2021, bà N. tham gia lễ mở bán dự án đất nền Thành Đô Smart City toạ lạc tại xã Nghĩa Hành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, của Công ty CP Địa ốc Thành Đô (Công ty Thành Đô). 

{keywords}
Dự án Thành Đô Smart City mà Công ty Thành Đô đang rao bán thực chất là dự án Khu dân cư Lan Anh 7. 

Tại đây, bà N. được chào mời lô đất 133m2 với giá gần 1,7 tỷ đồng. Sau khi quảng cáo các tiện ích cao cấp tại dự án, nhân viên bán hàng của Công ty Thành Đô đưa ra chính sách chiết khấu rất hấp dẫn. 

Cụ thể, nếu bà N. thanh toán 50% giá trị lô đất sẽ được chiết khấu 7 chỉ vàng, còn đóng 95% giá trị lô đất sẽ được 15 chỉ vàng. Số vàng này sẽ được quy ra tiền và trừ trực tiếp vào giá bán. 

Một nhóm 3 – 4 nhân viên phụ trách một khách hàng. Họ tạo không khí mua bán rất sôi nổi như kiểu mình không mua sẽ có khách khác tranh suất. Vì không tỉnh táo nên tôi đã ký hợp đồng đặt cọc và đóng 50 triệu đồng. Đáng nói là chính sách chiết khấu sau đó lại không đúng như tư vấn ban đầu”, bà N. nói.  

Sau khi bà N. xuống tiền, nhân viên tư vấn của Công ty Thành Đô nói rằng do nhầm lẫn. Với 50 triệu đồng đặt cọc chỉ được chiết khấu 1 chỉ vàng. Nếu đóng đủ 300 triệu đồng ngay trong ngày thì mới được 5 chỉ vàng. Nếu thanh toán 95% giá trị lô đất và ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 7 ngày mở bán sẽ được chiết khấu 8 chỉ vàng. 

Theo bà N, nhân viên tư vấn đã đưa thông tin chiết khấu không đúng sự thật, đánh vào tâm lý ham lợi nhuận của người mua. Hợp đồng đặt cọc có điều khoản nếu không đóng thêm tiền sẽ mất tiền cọc. Ngoài ra, hợp đồng còn đề cập khách hàng đã xem xét đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án, tuy nhiên thực tế nhân viên không cho bà N. xem giấy tờ gì. 

Qua tìm hiểu, bà N. mới biết lô đất bà mua nằm trong dự án Khu dân cư Lan An 7 do Công ty TNHH MTV Lan Anh làm chủ đầu tư. Công ty Thành Đô tự bịa ra tên dự án Thành Đô Smart City để chào bán. Đến đây, bà N. chấp nhận mất tiền cọc và xem đây là bài học cho bản thân. 

Chào bán đất ở TP.HCM nhưng “lùa” khách đi Đồng Nai 

Ngậm ngùi mất 50 triệu đồng, mới đây, bà T.T.T.V (ngụ TP.HCM) chia sẻ về quá trình trở thành nạn nhân trong vụ giao dịch đất nền của Công ty CP Đầu tư kinh doanh BĐS Dreamland (Công ty Dreamland), trụ sở tại Q.Tân Bình, TP.HCM. 

Theo bà V, đầu năm 2021 bà được nhân viên bán hàng của Công ty Dreamland chào mời lô đất 70m2 tại Q.Phú Nhuận với giá 1,7 tỷ đồng. Vì đang có nhu cầu về nhà ở và nghĩ rằng ở trung tâm TP.HCM tìm đâu ra lô đất có giá rẻ như trên nên bà V. cũng muốn đi xem đất. 

Sau khi chốt lịch hẹn, ngày hôm sau bà V. được nhân viên bán hàng hướng dẫn đến một địa điểm tại Q.2 để tập trung đi xem đất cùng với nhiều khách hàng khác. 

Hỏi nhân viên tư vấn trực tiếp về lô đất cho mình ở Q.Phú Nhuận, bà V. được trả lời do chủ nhà bận việc đột xuất chưa về kịp. Trong thời gian chờ đợi, nhân viên Công ty Dreamland này đề nghị bà V. lên xe du lịch 45 chỗ chờ sẵn đi xem khu đất ở Đồng Nai cũng do công ty phân phối. 

{keywords}
Được chào mời lô đất ở TP.HCM nhưng khách hàng bị dẫn đi Đồng Nai để xem đất.  

Lúc trên xe, các nhân viên bán hàng tổ chức trò chơi hỏi đáp có thưởng cho khách hàng, tạo không khí rất sôi nổi. Khi đến một khu đất trống, lác đác có mấy căn nhà tại xã Tây Hoà, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, các nhân viên giới thiệu đây là dự án Golden Dream City mà họ đang bán”, bà V. kể lại. 

Ngay khi xuống xe, bà V. và nhiều khách hàng khác được từng nhóm nhân viên tư vấn tận tình. Bên cạnh việc quảng bá về tiềm năng phát triển khu vực, tiện ích nội và ngoại khu, các nhân viên tư vấn còn tung chiêu giảm giá, khuyến mãi… chưa từng có dành cho khách hàng xuống tiền ngay trong ngày hôm nay. 

Theo bà V, khi nhóm nhân viên đang tư vấn cho mình thì xuất hiện một vị khách từ đâu đến hỏi mua chính lô đất bà đang tham khảo với giá cao hơn. Chính chiêu trò tạo “sốt ảo” này đã làm bà mất lý trí và sau đó đã ký vào “phiếu thoả thuận đặt cọc” với số tiền đóng trước 200 triệu đồng để mua lô đất 100m2. 

Sau khi tìm hiểu từ chính quyền địa phương, bà V. được biết khu đất với tên gọi dự án Golden Dream City được nhân viên Công ty Dreamland chào bán ở xã Tây Hoà, huyện Trảng Bom thực tế là dự án đang triển khai dang dở của doanh nghiệp khác. Biết bị lừa, bà V. đến Công ty Dreamland đòi lại tiền đặt cọc thì chỉ được trả lại 150 triệu đồng.

Trước thực trạng nhiều người sập bẫy khi giao dịch đất nền dự án, Luật sư Trần Nguyễn Ngọc Trâm (Đoàn Luật sư TP.HCM) khuyến cáo, người mua cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về chủ đầu tư và hồ sơ pháp lý dự án trước khi quyết định xuống tiền. 

Bên cạnh giấy tờ pháp lý dự án, người mua cần kiểm tra tư cách của đơn vị môi giới. Bởi không ít sàn môi giới dù không được chủ đầu tư uỷ quyền phân phối dự án nhưng vẫn tìm kiếm khách hàng để “đứng cửa giữa”. Giao dịch với những đơn vị này rủi ro rất cao. 

Từ nhiều vụ tranh chấp cho thấy, hầu hết các sàn môi giới làm ăn kiểu chụp giật thường đưa ra những điều khoản bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng đặt cọc như khách đã được tìm hiểu thông tin pháp lý dự án hoặc mất tiền cọc nếu không thanh toán các đợt tiếp theo. Để tránh tranh chấp, người mua cần đọc kỹ điều khoản ràng buộc trước khi đặt bút”, luật sư Ngọc Trâm tư vấn. 

Dưới góc độ đầu tư, Chuyên gia kinh tế - TS.Trần Nguyên Đán cho rằng, bản chất của việc đầu tư là hi sinh tiêu dùng hiện tại để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai. Nhà đầu tư bất động sản hiện nay thường tập trung lợi nhuận từ việc mua đi bán lại hơn là trông đợi vào nguồn thu nhập thường xuyên mà bất động sản đó mang lại. 

Khát khao mong làm giàu nhanh của một bộ phận người dân quá lớn. Đánh vào tâm lý muốn lợi nhuận nhanh chóng này, giới đầu cơ lợi dụng những thông tin quy hoạch để tạo sốt đất. Điều này dẫn đến, thời gian qua, có rất nhiều người bị lừa bởi dự án ảo, dự án ma”, TS.Trần Nguyên Đán chia sẻ. 

Theo TS.Trần Nguyên Đán, giới đầu tư chỉ nên xuống tiền vào “đất sống”, tức đất đó tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định, dựa trên những yếu tố như khu vực đó sẽ hấp thu lượng dân cư đến, đón đầu dòng vốn đầu tư hoặc có sự dịch chuyển về mật độ dân cư. 

Dự án “ma” tái xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng trăm người sập bẫy

Dự án “ma” tái xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng trăm người sập bẫy

Các thửa đất trồng cây lâu năm do cá nhân đứng tên sử dụng, sau đó uỷ quyền lòng vòng rồi thông qua công ty môi giới được “gắn mác” dự án khu dân cư. Nhiều người đã đóng tiền nhưng không được giao đất.

">

Chiêu trò bán đất nền ‘biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ vẫn khiến nhiều người sập bẫy

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo chuyên đề "Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, qua gần 15 năm triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Chính phủ đã ban hành 12 Nghị định quy định, sửa đổi và văn bản hướng dẫn trong các hoạt động tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử, ngân hàng và chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

"Luật và các văn bản dưới Luật đã đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, cải cách hành chính", Thứ trưởng đánh giá.

Trong đó, thời gian qua, việc triển khai hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử cũng đã đạt được một số kết quả khả quan.

Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử đều được ký số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch.

Thống kê của Sách trắng Thương mại điện tử 2019 cho thấy, quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

Dù vậy, sau gần 15 năm triển khai thi hành, Luật đã bộc lộ những bất cập, điểm chưa phù hợp với thực tiễn phát triển như: Thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi.. dẫn tới khó khăn khi liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống; Thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chỉ rõ, một số quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đến nay đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tế trong việc ứng dụng đa dạng các giải pháp, công nghệ nhằm số hóa dịch vụ ngân hàng.

Cụ thể, quy định hiện tại chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu; chưa rõ ràng về tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử, đồng thời thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử.

“Quy định hiện tại không mô tả rõ ràng định nghĩa chữ ký điện tử cũng như chưa có hướng dẫn thỏa mãn điều kiện về tính pháp lý của chữ ký điện tử. Ngoài ra theo Luật Giao dịch điện tử, có hai mức độ chữ ký điện tử: cơ bản và chữ ký điện tử bảo đảm an toàn, nhưng lại chưa có quy định rõ ràng về trường hợp sử dụng các mức độ chữ ký điện tử. Điều này dẫn đến việc ứng dụng chữ ký điện tử trong thực tế còn chưa khả thi như mong muốn”, ông Dũng cho hay.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, thời gian qua, Bộ TT&TT đã làm việc với một số bộ ngành, địa phương để tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Giao dịch điện tử.

Hội thảo “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử” cùng với hội thảo chuyên đề “Các vấn đề về giá trị pháp lý, lưu trữ, an toàn bảo mật, trung gian và giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế tài chính” dự kiến được Bộ TT&TT tổ chức ngày 2/7 tới để tiếp tục công tác tổng kết Luật.

“Để Báo cáo tổng kết, đánh giá Luật Giao dịch điện tử được chất lượng, phản ánh đúng thực tế, tôi đề nghị các đại biểu và các diễn giả tập trung tổng kết, đánh giá, làm rõ các nội dung của Luật cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0 trong thời gian tới”, Thứ trưởng Bộ TT&TT đề nghị.

Luật sửa đổi cần chú trọng vào phát triển đồng bộ, bền vững

Đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của nền kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký điện tử (chữ ký số) hiện là một trong những công cụ đắc lực nhất cho phục vụ chuyển đổi số.

Do đó, khuôn khổ pháp lý về chữ ký điện tử nhằm thúc đẩy thanh toán số cần hướng đến hai tiêu chí là tập trung vào bối cảnh xung quanh công đoạn ký, làm rõ được danh tính, ý định ký và thao tác thêm chữ ký vào thông điệp dữ liệu của chủ thể; cùng với đó cân đối giữa rủi ro của giao dịch điện tử và tiện ích, chi phí đối với các chủ thể tham gia giao dịch.

Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử
Các diễn giả tham gia tọa đàm tại hội thảo chuyên đề “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”.

Còn theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chữ ký số nói riêng và chữ ký điện tử nói chung cần được mở rộng về phạm vi ứng dụng và quy mô xác thực quốc tế, khi hiện chữ ký số công cộng tại Việt Nam chưa liên thông, chưa xác thực chéo được với hệ thống chứng thực chữ ký số quốc tế và các nền tảng phổ biến. Điều này cũng gây khó khăn trong giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

“Hiện chưa có giải pháp liên thông giữa RootCA quốc gia và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc tế. Các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để xác thực như chứng thực SSL của CA trong nước còn hạn chế do không được các nền tảng phổ biến công nhận. Ngoài ra chữ ký số trong nước chưa hỗ trợ ký hợp đồng điện tử được với doanh nghiệp không có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, cũng là một hạn chế hiện nay”, ông Lê Đức Anh cho hay.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đề xuất, sau 15 năm áp dụng Luật Giao dịch điện tử, cần phải chú trọng thật sự vào phát triển đồng bộ, bền vững để bứt phá, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đang được Chính phủ và toàn dân kỳ vọng.

Đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA), cần có chiến lược và quy hoạch đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy cao, chi phí hợp lý, mức độ phổ cập rộng. Do đặc thù đảm nhiệm được vai trò là hạ tầng pháp lý của giao dịch điện tử, công nghệ với độ tin cậy cao, với hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ cả về pháp lý và kỹ thuật, đã sẵn sàng là con dấu của tổ chức, doanh nghiệp và chữ ký của cá nhân ở mọi mức độ ứng dụng của giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, cần phân định rõ ràng khả năng kiểm định độc lập (chứng cứ độc lập) với hệ thống khởi tạo giao dịch điện tử về khía cạnh pháp lý và kỹ thuật cho các tiêu chí: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu điện tử; Chống chối bỏ hành vi đối với dữ liệu điện tử; Định danh điện tử; Xác thực điện tử. Áp dụng cho các giao dịch điện tử có rủi ro tranh chấp cao như Thuế, hải quan, ngân hàng, chứng khoán, thương mại điện tử, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, lưu trữ điện tử.

“Ngoài ra, cũng cần Phân định điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số ở mức độ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp theo trách nhiệm pháp lý của từng đối tượng”, ông Tuấn Anh đề nghị.

M.T

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các CSDL quốc gia dân cư, đất đai

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các CSDL quốc gia dân cư, đất đai

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5/2020, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

">

Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần đáp ứng nhu cầu phát triển Chính phủ điện tử

Chung cư có F0, người dân sợ lây nhiễm 

Thời gian gần đây, khi số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại TP.HCM tăng lên, nhiều người dân sống tại các chung cư dấy lên nỗi lo về khả năng lây nhiễm virus từ căn hộ có người dương tính. 

Nhiều cư dân lo ngại virus có thể phát tán qua hệ thống thông gió hay giếng trời của chung cư. Tại một số chung cư ở TP.HCM cũng đã ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 ở các căn hộ cùng trục đứng của toà nhà hoặc cùng tầng.  

{keywords}
Dân sống ở chung cư lo ngại virus Covid-19 lây lan qua hệ thống thông gió. 

Đầu tháng 8/2021, chung cư V.Đ ở Q.4, TP.HCM ghi nhận 5 ca dương tính Covid-19. Đây là những người sinh sống ở 2 căn hộ liền kề, cùng tầng. 

Ít ngày sau, ban quản lý chung cư xét nghiệm cho cư dân các căn hộ thuộc trục đứng toà nhà để đánh giá mức độ lây nhiễm. Kết quả, có thêm 3 ca dương tính khác. 

Tại cụm nhà chung cư T.P ở TP.Thủ Đức, ban quản trị cho biết thời gian gần đây chung cư ghi nhận một số ca dương tính Covid-19. Đáng nói, nhiều ca nhiễm sống trong các căn hộ liền kề cùng tầng và theo trục đứng của một toà nhà. 

Như các căn hộ có người nhiễm Covid-19 nằm ở tầng 13, 15, 16 và 19 của block A3 hoặc tầng 1 và 4 của block A1. Những căn hộ này cùng lấy gió từ giếng trời của chung cư. 

Có ca dương tính Covid-19 phải cách ly tại căn hộ và dù chưa ghi nhận tình trạng lây nhiễm chéo, tuy nhiên ban quản lý một chung cư ở TP.Thủ Đức đã đưa ra những khuyến cáo cho cư dân. 

Theo đó, ban quản lý chung cư khuyến nghị cư dân nên đóng cửa nhà vệ sinh cả khi không sử dụng, mở quạt hút từ 5 – 10 phút trước khi mở cửa vào. 

Để hạn chế lây lan virus giữa các căn hộ, ban quản lý lưu ý nên định kỳ hàng tuần đổ ít nước vào các phễu thoát sàn khu vực logia, sàn nhà vệ sinh… nhằm ngăn hơi và mùi hôi từ đường ống thoát trục chính không xâm nhập vào căn hộ. Ngoài ra, cư dân cũng nên hạn chế mở cửa khu vực ban công và logia. 

Hệ thống thông gió không đáng lo bằng những nơi này 

Chưa có chứng cứ khoa học nào chứng minh khả năng virus Covid-19 có thể lan truyền qua hệ thống thông gió trung tâm hay giếng trời toà nhà chung cư. Tuy nhiên, những người sống ở chung cư vẫn lo ngại trước thông tin chủng mới Delta của virus Covid-19 có thể lây truyền theo không khí. 

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, khả năng lây lan virus Covid-19 qua hệ thống thông gió ở chung cư là không dễ. 

Nhưng nếu cư dân còn lo ngại thì cứ sử dụng quạt để thổi gió ngược ra hoặc treo đèn tia cực tím ở khu vực thông gió. Ở trong nhà thì để quạt thổi ra ngoài, lấy gió từ cửa sổ”, bác sĩ Khanh tư vấn. 

{keywords}
Cư dân nên đề nghị với ban quản lý chung cư mở quạt thang máy theo hướng từ trên xuống dưới, không mở máy lạnh.  

Bác sĩ Khanh cho rằng những nơi ở chung cư dễ lây lan virus gồm những hành lang hẹp thường đóng kín cửa, tay nắm cửa và thang máy. 

“Khi đi ra ngoài phải nghĩ mình có thể tiếp xúc với virus thông qua mũi và họng. Cũng có thể tiếp xúc gián tiếp với virus qua bàn tay của mình. 

Cho nên, khi đi ra khỏi cửa, nơi hành lang thì phải vắng người mới đi. Đồng thời, phải mang khẩu trang và kính chắn giọt bắn. Khi đi bất cứ chỗ nào cũng phải cầm theo chai nước rửa tay, nếu cầm nắm vào vật gì đó phải sử dụng ngay nước rửa tay”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho hay, cư dân nên đề nghị với ban quản lý chung cư mở quạt thang máy theo hướng từ trên xuống dưới, không được mở máy lạnh. 

Hạn chế đi thang máy lúc đông người. Sau khi bấm nút mở thang máy, cửa thang mở ra thì cư dân không nên đi vào ngay mà đợi cho luồng gió trong thang được đẩy hết ra ngoài. 

Trong thời điểm phải sống chung với dịch bệnh như hiện hay, bác sĩ Khanh cho rằng người dân sống ở chung cư đừng nên quá căng thẳng về điều đó. Đặc biệt, không được lơ là đối với vùng tay và miệng khi đi ra ngoài hoặc trong thang máy. 

Lo ngại ảnh hưởng dịch Covid-19, TP.HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất

Lo ngại ảnh hưởng dịch Covid-19, TP.HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất

Mặc cho dự báo giá đất sẽ tiếp tục tăng nhưng trước những lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19, HĐND TP.HCM thống nhất giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 như năm trước.

">

Không phải ô thông gió, đây mới là nơi dễ lây lan Covid

Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã

{keywords}Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G. Ảnh: Trọng Đạt

Với MobiFone, nhà mạng này được thử nghiệm thương mại 5G tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng không quá 50 trạm BTS.

MobiFone được sử dụng băng tần 2.600MHz để triển khai thử nghiệm theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.

Giấy phép thử nghiệm 5G của cả Viettel và MobiFone đều sẽ có giá trị đến hết ngày 30/6/2021.

Khác với lần thử nghiệm trước nặng về yếu tố kỹ thuật, đối tượng của lần thử nghiệm này là các thuê bao di động. Đây là phép thử quan trọng nhằm giúp các nhà mạng đánh giá về công nghệ và thị trường trước khi chính thức triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.

{keywords}
Đối tượng thử nghiệm 5G sẽ là các thuê bao di động. Ảnh: Trọng Đạt

Theo giấy phép vừa được phê duyệt, việc thử nghiệm phải chấp hành các quy định về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông, bảo đảm an toàn mạng, an toàn thông tin và hoàn trả tài nguyên viễn thông được cấp thử nghiệm sau khi giấy phép thử nghiệm hết hiệu lực hoặc khi có yêu cầu từ Bộ TT&TT. Trong trường hợp muốn mở rộng quy mô thử nghiệm, các doanh nghiệp sẽ phải được sự chấp thuận của Bộ.

Hồi tuần trước, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB.

Đây đều là những bước đi cụ thể cho thấy cách tiếp cận theo pha của Việt Nam về việc phát triển 5G nhằm tiến tới việc thương mại hóa trên diện rộng vào năm 2021.

Trọng Đạt

">

Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G

313207815 799631387996911 9104673155386221937 n.jpeg
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy, người đưa thông tin sai sự thật đang ở nước ngoài, cơ quan chức năng cũng sẽ liên hệ, mời, triệu tập về Việt Nam để giải quyết; hoặc ủy thác cho cơ quan tư pháp Việt Nam ở nước ngoài; hoặc đề nghị nước sở tại phối hợp theo Hiệp định tương trợ tư pháp; hoặc theo hình thức ngoại giao để làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.

Vẫn theo luật sư, hành vi đưa tin sai sự thật thực hiện ở Việt Nam hoặc đối với tổ chức cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc có liên quan đến tổ chức cá nhân ở Việt Nam sẽ được áp dụng theo pháp luật Việt Nam và áp dụng bằng chế tài hành chính hoặc hình sự, tùy thuộc vào nội dung thông tin sai sự thật và hậu quả do hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ra.

Trường hợp hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, đến sức khỏe danh dự nhân phẩm của công dân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội:

Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo Điều 331 BLHS, hoặc Tội vu khống theo Điều 156 BLHS, hoặc Tội đưa thông tin trái phép trên mạng internet theo Điều 288 BLHS.

Trường hợp hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi này cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt có thể đến 30 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện.

Người bị đưa thông tin sai sự thật có thể yêu cầu người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 của bộ luật dân sự năm 2015.

Đối với những người chia sẻ thông tin sai sự thật cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi là cố ý, biết rõ thông tin là giả, sai sự thật nhưng vẫn cố tình đưa tin thì có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào nhận thức và hậu quả của hành vi.

">

Xử lý thế nào với người Việt ở nước ngoài đưa tin sai sự thật?

友情链接